Trẻ tự kỷ: triệu chứng tự kỷ ở trẻ 3 tuổi và các liệu pháp điều trị
Trẻ tự kỷ ngày càng nhiều khiến những người làm mẹ vô cùng lo lắng. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ giúp mẹ kịp thời can thiệp và đưa trẻ đi điều trị. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết về hội chứng tự kỷ, nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, các triệu chứng tự kỷ từ sớm ở trẻ 3 tuổi và cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em trong bài sau mẹ nhé!
Hội chứng tự kỷ là gì?
Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng cơ bản của trẻ. Theo số liệu nghiên cứu bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, với mỗi 59 đứa trẻ thì sẽ có 1 bé bị tự kỷ.
Những rối loạn phát triển thần kinh (não) này đôi khi có thể được phát hiện trước một tuổi, nhưng thường được chẩn đoán sau ba tuổi. Một số trường hợp, tự kỷ có thể được chẩn đoán sớm nhất là 18 tháng tuổi. Trẻ em tự kỷ thường khó tương tác, giao tiếp với mọi người và cũng hạn chế khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Trẻ tự kỷ cũng giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài đi rất nhiều, khó tiếp thu và học tập hơn các bạn đồng trang lứa. Thế giới quan của một trẻ tự kỷ trở nên rất khác biệt so với những trẻ bình thường. Vì thế, trẻ thường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự trợ giúp đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.
Hơn nữa, mẹ cần biết rằng bệnh tự kỷ ở trẻ em không có cách chữa, các phương pháp điều trị chỉ có thể cải thiện các triệu chứng.
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ
Nguyên nhân gây hội chứng tự kỷ ở trẻ đến nay vẫn chưa được xác định bởi các nhà khoa học. Tuy nhiên, có một số giả thuyết về nguyên nhân trẻ bị tự kỷ như sau:
– Yếu tố di truyền: một số gen gây ra sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ khiến cơ quan này bị tổn thương
– Các chất độc hại mà mẹ tiếp xúc trong quá trình mang thai như thuốc lá, rượu bia, ma tuý làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau khi sinh.
– Các hoá chất độc hại, ô nhiễm môi trường mà bé tiếp xúc hàng ngày hay gia đình thiếu sự
Triệu chứng tự kỷ ở trẻ 3 tuổi
Ở một số trẻ, các triệu chứng tự kỷ đã thể hiện rõ ràng trong vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, hầu hết triệu chứng tự kỷ ở trẻ sẽ rõ ràng hơn khi lên 3 tuổi. Các triệu chứng tự kỷ nhẹ sẽ rất khó phân biệt và thường bị nhầm lẫn với tính khí nhút nhát.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở trẻ em 3 tuổi mà các mẹ cần nên theo dõi:
Kỹ năng xã hội
- Thường không trả lời khi được hỏi.
- Né tránh giao tiếp bằng mắt.
- Thích chơi một mình hơn chơi với người khác.
- Không chia sẻ với người khác, ngay cả khi có hướng dẫn.
- Không biết cách tương tác với người khác.
- Không quan tâm đến việc tương tác hoặc giao tiếp với người khác.
- Không thích hay tránh va chạm thân thể với người khác.
- Không thích thú hoặc không biết cách kết bạn.
- Không thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt hoặc làm biểu cảm trái ngược.
- Không dễ dàng được xoa dịu hoặc an ủi.
- Gặp khó khăn khi bày tỏ hoặc nói về cảm xúc.
- Gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác.
Kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp
- Kỹ năng nói và ngôn ngữ phát triển chậm hơn với các bạn đồng trang lứa.
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ.
- Không trả lời đúng câu hỏi.
- Nhắc lại những gì người khác nói.
- Không trả lời đúng đối tượng hoặc chủ đề.
- Đảo ngược đại từ (ví dụ: nói “mẹ” thành “con”).
- Hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể (ví dụ: vẫy tay).
- Nói chuyện cụt ngủn hoặc chỉ hát vu vơ.
- Không chịu chơi trò giả bộ.
- Không hiểu những câu chuyện cười, châm biếm hoặc trêu chọc.
Hành vi bất thường
- Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại (vỗ tay, đá qua lại, xoay tròn).
- Buồn bã, thất vọng vì những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày.
- Chỉ có một cách chơi đồ chơi.
- Có những thói quen kỳ lạ.
- Thích một số bộ phận của đồ vật (thường là bánh xe hoặc bộ phận quay vòng).
- Có sở thích kỳ lạ, gây ám ảnh.
- Hiếu động hoặc chỉ có khả năng tập trung ngắn hạn.
Dấu hiệu tự kỷ tiềm năng khác
- Có tính bốc đồng
- Có tính hiếu chiến.
- Tự gây thương tích (tự đấm, tự cào).
- Có cơn giận dữ dai dẳng, nghiêm trọng
- Có phản ứng bất thường với âm thanh, mùi, vị, cái nhìn hoặc cảm giác.
- Có thói quen ăn uống không đều đặn.
- Ít cảm thấy sợ hoặc thường xuyên cảm thấy sợ.
Nếu con có bất kỳ một trong những dấu hiệu trên thì mẹ không cần quá lo lắng, trường hợp này vẫn được xem là bình thường. Nhưng nếu có nhiều hơn một, đặc biệt là dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, thì mẹ nên cho trẻ gặp các chuyên gia để được chẩn đoán kịp thời.
Các cấp độ tự kỷ ở trẻ
Rối loạn tự kỷ được chia ra thành các cấp độ từ nhẹ đến nặng. Một số trẻ bị tự kỷ vẫn có kỹ năng học tập và giải quyết vấn đề, trong khi những trẻ khác cần hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, có sự phân chia cấp độ tự kỷ nhẹ đến nặng đi kèm mức độ hỗ trợ phù hợp:
Cấp độ 1
- Ít quan tâm đến các tương tác xã hội hoặc các hoạt động xã hội.
- Gặp khó khăn khi bắt đầu các tương tác xã hội.
- Gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện.
- Gặp rắc rối với kỹ năng giao tiếp (âm lượng hoặc giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu xã hội).
- Gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong thói quen hoặc hành vi.
- Gặp khó khăn trong việc kết bạn.
- Thích sống độc lập.
- trẻ tự kỷ chơi một mình
Cấp độ 2
- Gặp khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi của thói quen hay môi trường.
- Thiếu kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ.
- Gặp khó khăn kiểm soát hành vi.
- Có những hành vi lặp đi lặp lại gây cản trở cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng giao tiếp hoặc tương tác bất thường với người khác.
- Ích kỷ.
- Cần được hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày.
Cấp độ 3
- Suy giảm ngôn ngữ, rất ít nói.
- Hạn chế giao tiếp, chỉ nói khi cần gì đó.
- Hạn chế tham gia hoạt động và tương tác xã hội.
- Rất khó ứng phó với sự thay đổi bất ngờ đối với thói quen hoặc môi trường.
- Gặp khó khăn lớn trong việc tập trung, chú ý.
- Có những hành vi lặp đi lặp lại, những sở thích cố định không thay đổi.
- Đòi hỏi sự hỗ trợ trong hầu hết các sinh hoạt hàng ngày.
- Cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Một điều đáng buồn là hội chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Song, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp can thiệp sớm có thể giúp mẹ cải thiện sự phát triển của trẻ. Vậy các liệu pháp can thiệp sớm này là gì và mẹ có thể làm gì để giúp và dạy trẻ tự kỷ?
Liệu pháp điều trị hành vi ở trẻ tự kỷ
Các liệu pháp hành vi là một phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em được sử dụng rộng rãi. Đây là cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp, phát triển thể chất và tương tác với người khác hiệu quả hơn. Phương pháp này khuyến khích những hành động tích cực và ngăn cản các hành vi tiêu cực.
Trường học cho trẻ tự kỷ
Hiện này, có các trường học dành riêng cho trẻ tự kỷ. Các trường cung cấp cách dạy trẻ tự kỷ học tập và phát triển phù hợp với năng lực của bé. Tại đây sẽ có các liệu pháp về ngôn ngữ và hành vi cho trẻ bị tự kỷ.
Thuốc men cho trẻ tự kỷ
Các loại thuốc này có thể giúp ích nhằm cải thiện một số triệu chứng ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, thuốc có thể không được khuyến khích sử dụng ở trẻ con quá nhỏ. Mẹ nên xin tư vấn bác sĩ về vấn đề này. Trong trường hợp có thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ chuyên môn sẽ kê toa cho bé thuốc điều trị chứng trầm cảm. Sau khi sử dụng thuốc, mẹ cần theo dõi kỹ các phản ứng của bé.
Giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh cảm giác của mình
Trẻ tự kỷ có thể rất nhạy cảm với âm thanh, cảm giác, vị giác, thị giác hoặc khứu giác, tương tự như tình trạng rối loạn tiến trình giác quan. Ví dụ, bé có thể buồn bởi đèn sáng nhấp nháy hoặc chuông trường học reo. Nghiên cứu cho thấy, việc giúp bé điều chỉnh những cảm giác khác nhau sẽ giúp hành vi tự kỷ giảm đi và phát triển hành vi tích cực hơn.
Chế độ ăn uống cho trẻ tự kỷ
Các mẹ cũng có thể bổ sung các vitamin B6 và magie nhằm giúp cải thiện bệnh tự kỷ ở trẻ em. Ngoài ra sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng Brain IQ cũng là một sản phẩm hỗ trợ đắc lực dành cho các bé, hỗ trợ các bé phát triển toàn diện não bộ và tăng sự tập trung để đem lại hiệu quả học tập tốt hơn. Ba mẹ có thể tìm mua Brain IQ trên Website của Brain IQ Fanpage FaceBook
Hội mẹ bỉm cần nhận biết các triệu chứng trẻ tự kỷ từ sớm để kịp thời can thiệp và giúp bé có liệu pháp điều trị phù hợp, cũng như nên gặp các chuyên gia để được tư vấn về cách hỗ trợ bé tốt nhất. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Brain IQ